CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA TINH DẦU NGÒ ÔM

Rau ngò ôm được trồng khắp nước ta và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nhờ vào các đặc tính sinh học như flavonoid, alkanoid, saponin, … và tinh dầu.
Trong đó khi chiết xuất tinh dầu ngò ôm thu được các thành phần cơ bản như sau : Z-ocimene, terpinolene, camphor, β-myrcene, limonene, caryophyllene, α-pinene, β- farnesene…
β-ocimene: Thuộc nhóm các ocimene được tìm thấy trong tự nhiên dưới nhiều dạng hỗn hợp khác nhau. Chúng được ứng dụng trong liệu pháp mùi hương, với hương thơm thảo mộc ngọt ngào. Ngoài ra, chúng được cho là có tác dụng bảo vệ thực vật và có đặc tính chống nấm.
Limonene: hoạt chất được nghiên cứu có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh mẽ,…
β-myrcene là một hydrocacbon tự nhiên, thuộc nhóm monoterpenes với mùi hương dễ chịu. Có thể chiết xuất thành phần này từ nhiều loài thực vật khác nhau trong tự nhiên. Đồng thời, đây còn là chất trung gian trong sản xuất nước hoa, hương liệu,…
Caryophyllene: hoạt chất chứa trong nhiều loại tinh dầu thiết yếu và tạo mùi hương đặc trưng. Bên cạnh đó, chúng còn mang lại giá trị sinh học phong phú.
α-pinene: thành phần này đem lại những hiệu quả rất đáng kể trong việc sát trùng, chống viêm,…
CÔNG DỤNG CỦA TINH DẦU NGÒ ÔM
Rau ngò ôm đối với nền Y học cổ truyền
Từ ngày xưa nên Y học cổ truyền của nhiều quốc gia trên thế giới đã biết cách sử dụng rau ngò ôm như vị thuốc thảo dược trị bệnh chẳng hạn như:
- Đối với nền Đông y Việt Nam và Trung Hoa, rau ngò ôm có vị cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giãn cơ,... Ngoài ra một số nghiên cứu còn ghi nhận ngò ôm còn có tiềm năng hỗ trợ và điều trị bệnh sỏi thận nhờ khả năng tăng lọc cầu thận và lượng nước tiểu
- Ở Malaysia, rau ngò ôm được dùng như một loại thuốc dùng ngoài da, đắp vào chân đau. Hơn thế, ngò ôm cũng có khả năng thúc đẩy sự thèm ăn làm loãng đờm để làm sạch chất nhầy ở đường hô hấp.
- Ở Indonesia và một số nước châu Á khác, rau ngò ôm thường dùng làm chất sát trùng và trị bệnh.
Hỗ trợ hoạt động thần kinh

Ngày nay, dữ liệu báo cáo về ảnh hưởng của tinh dầu ngò ôm Limnophila đến các hoạt động của tế bào não dù chỉ đang ở những bước đầu nhưng đã có một số các kết quả tích cực. Theo một số các nghiên cứu để đánh giá tác động của tinh dầu ngò ôm trong không khí đến sóng não. Kết quả được ghi nhận trên bản ghi điện não cũng như trạng thái cảm xúc của những tình nguyện viên tham gia thí nghiệm cho thấy sóng alpha được hình thành và chiếm ưu thế trong cơ thể. Nhờ đó tạo nên những cảm xúc tích cực cùng trạng thái thư giãn thoải mái cho người dùng. Và về lâu dài còn có thể giúp người sử dụng gia tăng khả năng ghi nhớ cũng như khả năng sáng tạo.
Hiệu quả ức chế vi khuẩn
Lợi ích tiếp theo của tinh dầu ngò ôm đối với cơ thể chính là khả năng ức chế các vi khuẩn phát triển trong cơ thể. Theo một nghiên cứu chiết xuất rượu của rau ngò ôm thể hiện khả năng quan trọng trong việc chống lại các vi khuẩn nguy hiểm như Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus pyrogenes…Từ kết quả này cho thấy trong tương lai việc ứng dụng tinh dầu ngò ôm một sản phẩm dễ tiếp cận hơn so với rượu trong việc phòng ngừa và hỗ trợ các bệnh lý viêm nhiễm.
Tinh dầu ngò ôm có tác động tích cực trong việc chống oxy hóa
Các gốc tự do là nguyên nhân chính gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của các tế bào trong cơ thể. Do đó các thành phần tự nhiên bên trong tinh dầu ngò ôm có khả năng chống oxy hóa hơn thế còn có các tác động tích cực giúp ngăn chặn và làm chậm quá trình tổn thương sức khỏe. Các hợp chất tự nhiên này đã được chứng minh trong mô hình in vitro và invivo về những tiềm năng bảo vệ mạch máu
Tinh dầu ngò ôm chất khử mùi tự nhiên và khắc tinh của côn trùng
Giống như các tính dầu có đặc tính bay hơi khác, tinh dầu ngò ôm mang cho mình đặc tính thanh mát cùng với hương thơm tự nhiên và khả năng thanh lọc không khí. Điều này không chỉ mang đến cho bạn không gian sống an lành mà còn hạn chế các loại nấm mốc và côn trùng xuất hiện. Sử dụng tinh dầu ngò ôm sẽ giúp nâng cao chất lượng không gian nhà ở mang đến cảm giác thư thái, dễ chịu hơn
ĐỊA ĐIỂM MUA TINH DẦU NGÒ ÔM CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN
Với những tác dụng tuyệt vời như vậy, tinh dầu ngò ôm là một lựa chọn tốt cho sức khỏe và chăm sóc cơ thể. Tại PEROMA, chúng tôi tự hào về quy trình sản xuất tinh dầu ngò ôm được tiến hành với sự nghiêm ngặt và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Chúng tôi cam kết cung cấp những sản phẩm tinh dầu ngò ôm chất lượng tốt nhất trên thị trường.
Tinh dầu ngò ôm PEROMA

+ Tên tiếng Anh: Rice paddy leaf essential oil
+ Xuất xứ: Việt Nam
+ Phương pháp chiết xuất: Chưng cất hơi nước
+ Bộ phận tách chiết: Thân, lá
+ Thành phần: Limonene (>75%), α-Pinene, α-Caryophyllene, β-Ocimen, …
+ Màu sắc: Vàng nhạt đến vàng đậm
+ Mùi: Thơm đặc trưng của tinh dầu ngò ôm
PEROMA tự hào hơn 20 năm với đội ngũ R&D chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến, dẫn đầu xu hướng thị trường và trang thiết bị, máy móc hiện đại, dây chuyền sản xuất tự động đảm bảo sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 22000, FSSC 22000, HALAL, KOSHER,... PEROMA được xem là địa chỉ cung cấp chiết xuất uy tín và chất lượng hiện nay cung cấp các loại tinh dầu tự nhiên, bột cốt chiết xuất và hương liệu thực phẩm, hương liệu mỹ phẩm đa dạng giá sỉ, đáp ứng nhu cầu sử dụng hoặc phục vụ việc kinh doanh của mình. Ngoài ra PEROMA còn nghiên cứu công thức theo yêu cầu riêng của khách hàng.
Qua bài viết PEROMA đã cung cấp cho quý khách hàng, quý đọc giả hiểu rõ hơn về công dụng của tinh dầu ngò ôm. Và quý khách hàng cũng đừng quên nhanh tay đặt ngay những sản phẩm tinh dầu ngò ôm chất lượng và uy tín nhất thị trường tại PEROMA.
Liên hệ HOTLINE hoặc EMAIL để được tư vấn chi tiết và báo giá sớm nhất.
CÔNG TY TNHH PEROMA VIỆT NAM
- Hotline HCM: 0919 436 882
- Hotline HN: 0918 885 564
- Email: info@peroma.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thanatuskitti, P., Siripornpanich, V., Sayorwan, W., & Ruangrungsi, N. (2020). The effects of inhaled Limnophila aromatica essential oil on brain wave activities and emotional states in healthy volunteers: a randomized crossover study. Research Journal of Pharmacognosy, 7(4), 1-9.
- Gorai, D., Jash, S. K., Singh, R. K., & Gangopadhyay, A. (2014). Chemical and pharmacological aspects of Limnophila aromatica (Scrophulariaceae): an overview. AJPCT, 2(3), 348-356.